Ông Quân Phạm, Giám đốc Thiết kế Aedas cho biết với các đường nét đương thời trong kiến trúc, dự án được kỳ vọng tôn vinh giá trị truyền thống làng nghề chiếu hoa Cẩm Nê.
– Thiết kế tại Sun Cosmo Residence Da Nang có gì khác so với các dự án trước đó Aedas hợp tác cùng Sun Group, thưa ông?
– Sun Group là đối tác đặc biệt với yêu cầu cao về giá trị thẩm mỹ, nghệ thuật, sẵn sàng ưu tiên đầu tư cho kiến trúc, tiện ích… Trong khi Aedas luôn có niềm tin ở giá trị truyền thống, văn hóa bản địa trong kiến trúc hiện đại. Với Aedas, yếu tố bản địa, văn hóa truyền thống của địa phương đóng vai trò quan trọng, giúp mỗi công trình sinh ra để thuộc về nơi này, là con đẻ của vùng đất đó.
Điều này cũng đồng điệu với mong muốn tôn vinh giá trị truyền thống, văn hóa, nghệ thuật trong các công trình của Sun Group. Khi được tích hợp các giá trị truyền thống, công trình sẽ trở thành đại diện đương thời của dòng lịch sử tại địa phương đó. Nhiều công trình có thể cùng chứa đựng những giá trị truyền thống, nhưng tại các mốc thời gian khác nhau, công nghệ xây dựng, ý tưởng kết hợp khác nhau sẽ mang đến những hình ảnh đại diện khác biệt cả về không gian, địa bàn xây dựng và thời gian – mốc lịch sử.
Với Sun Cosmo Residence Da Nang, vị trí dự án bên dòng sông Hàn, sát cây cầu Trần Thị Lý, ngay giữa trung tâm thành phố Đà Nẵng mang đến cho chúng tôi nhiều xúc cảm. Sau thời gian dài nghiên cứu, Aedas và Sun Group quyết định kiến tạo một công trình đại diện cho vẻ đẹp của kiến trúc đương đại tôn vinh giá trị truyền thống.
Xem thêm Dự án Chung Cư Sun Ponte Residence Đà Nẵng
– Thiết kế tổ hợp dự án này được lấy cảm hứng từ đâu, thưa ông?
– Phong cách kiến trúc của tổ hợp Sun Cosmo Residence Da Nang là sự hòa quyện giữa truyền thống và hiện đại. Với The Cosmo, mặt tiền kiến trúc phân khu tương đương với chiều dài của cây cầu Trần Thị Lý. Kiến trúc hiện đại mang đậm bản sắc Việt của The Cosmo như nối dài hành trình lịch sử của cây cầu Trần Thị Lý, đi từ quá khứ đến tương lai của kiến trúc bản địa.
Bên cạnh sự sôi động, đa dạng về văn hóa, Đà Nẵng còn gây ấn tượng với chúng tôi bởi nét đẹp của làng chiếu Cẩm Nê. Những tấm chiếu hoa Cẩm Nê do bàn tay con người tạo nên bằng việc kết hợp hài hòa giữa kỹ thuật đan tinh tế và nét thẩm mỹ của họa tiết hoa văn bản địa. Vì vậy, chúng tôi nảy ra ý tưởng đưa nghệ thuật nan chiếu Cẩm Nê lên trên các chi tiết của công trình.
– Đội ngũ kiến trúc sư Aedas đã tái hiện kiến trúc hóa nan chiếu Cẩm Nê vào dự án này như thế nào?
– Toàn bộ hệ khung cứng tòa nhà được sắp đặt kỹ, tạo hiệu ứng như đang đan vào nhau, mô phỏng kỹ thuật đan chiếu. Trên nền khung trắng cứng cáp đan ngang, dọc được điểm xuyết sắc màu nổi bật theo từng khối nhà như đỏ đun, vàng hay xanh ngọc, gợi nhắc những màu sắc hoa văn trên tấm chiếu hoa Cẩm Nê danh tiếng.
Trên nền tổng thể đó cần có điểm nhấn độc đáo, mới lạ. Do đó, chúng tôi tập trung vào kiến trúc lõi của tòa nhà để tạo ra hình ảnh chiếc đèn lồng chạy ngầm bên trong, vươn lên trên đỉnh của các tòa tháp. Nhìn từ xa, mỗi tòa tháp tựa một chiếc đèn lồng khổng lồ được tạo ra từ chính hiệu ứng của kỹ thuật đan chiếu. Để tạo ra hiệu ứng đèn lồng, chúng tôi thiết kế các thanh gốm đan cài, xen kẽ cùng bộ khung cứng từ dưới lên, kết thúc là đỉnh đèn lồng với khu vườn trên nóc tòa nhà. Vật liệu chính là những viên gốm được sắp xếp đặc – rỗng với tông màu cam đất terracotta đậm bản sắc Việt. Nhờ đó, kiến trúc đương đại hòa nhịp với vật liệu, văn hóa truyền thống khiến tổng thể The Panoma vừa hiện đại, vừa hoài niệm.
– Các tiện ích trong tòa nhà được bố trí như ra sao?
– Hệ thống tiện ích được phân bổ theo ba tầng: tầng thấp, tầng trung, tầng cao. Điều này giúp cư dân trải nghiệm tiện ích với ba góc view thành phố khác nhau. Hai tòa tháp The Panoma được tích hợp nhiều không gian tiện ích như hệ thống dịch vụ tại khối đế, bể bơi, phòng cộng đồng, gym, kidclub, vườn đèn lồng trên mái… Bể bơi vô cực tại tòa tháp gần sông Hàn có tầm nhìn view sông từ trên cao, mang lại cảm giác dòng chảy tiếp nối liên tục. Bể bơi vô cực ở tòa tháp còn lại cũng mang đến tầm view trực diện giao lộ giúp cư dân cảm nhận rõ nét về sức sống, sự năng động, tươi trẻ của thành phố.
– Ông đánh giá như thế nào về sự hài hòa của kiến trúc phân khu cao tầng The Panoma với thiên nhiên và những công trình xung quanh?
– Kiến trúc của cụm công trình này được thiết kế để không quấy rầy sự hiền hòa của dòng sông, sự cổ kính của cây cầu Trần Thị Lý. Thay vào đó, những chi tiết tinh tế và màu sắc vật liệu giúp công trình có chiều sâu, càng quan sát lâu sẽ càng phát hiện ra nhiều chi tiết hay ẩn giấu, kể câu chuyện của quá khứ – hiện tại – tương lai.
Khi công trình soi bóng xuống dòng sông, sẽ thấy sự tĩnh tại của các đường nét kiến trúc hài hòa với sự tĩnh lặng của mặt nước sông Hàn. Những đường nét kiến trúc đó, giới chuyên môn chúng tôi hay dùng một cụm từ, đó là “timeless architecture” – kiến trúc mang giá trị vượt thời gian. Với phong cách này, chúng tôi chọn tông nền chủ đạo màu trắng để tổng thể cụm công trình đạt sự hài hòa, và trường tồn.
Nguồn: vnexpress.net